Thủ tục tố tụng gồm các bước nào?

02/04/2023

Tố tụng là gì? Có mấy loại tố tụng? Thủ tục tố tụng gồm các bước nào? Mời bạn đọc cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. 

Tố tụng là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội; liên quan đến trình tự, thủ tục tranh tụng. 

Tố tụng ở Việt Nam được phân thành 3 loại, quy định cụ thể tại các Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng hành chính. 

Thủ tục tố tụng là gì? 

Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật. 

>>> Quan tâm nhiều nhất: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật miễn phí dịch vụ

Thủ tục tố tụng dân sự 

Gửi đơn khởi kiện

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Nhận và xử lý đơn khởi kiện 

Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Thụ lý vụ án

Trong vòng 05 ngày, nếu đơn yêu cầu đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án sẽ thông báo nộp lệ phí để tiến hành thụ lý.

Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu giải quyết.

Tiến hành hòa giải

Về nguyên tắc, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải thành công thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.

Chuẩn bị xét xử

Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.

Xét xử sơ thẩm 

Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm cũng như thời gian đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra tiến hành xét xử hoặc được ghi trong giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn phiên tòa. 

Các giai đoạn của phiên tòa sơ thẩm: 

  • Bắt đầu phiên tòa: Khai mạc phiên tòa; xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt; bảo đảm tính khách quan của người làm chứng; xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu,...
  • Tranh tụng tại phiên tòa: trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
  • Nghị án và tuyên án

Xét xử phúc thẩm

Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Quy trình tương tự phiên tòa sơ thẩm. 

Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ làm sổ đỏ

Thủ tục tố tụng hành chính

Về cơ bản, thủ tục tố tụng hành chính tương tự như thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể:

Tiêu chí

Tố tụng hành chính

Tố tụng dân sự

Phạm vi giải quyết

  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
  • Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
  • Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
  • Khiếu kiện danh sách cử tri
  • Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (vụ án dân sự);
  • Việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (việc dân sự);
  • Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Đương sự là cơ quan, tổ chức

Các cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không được tham gia tố tụng với tư cách là đương sự trong TTHC

Các cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân vẫn có thể là đương sự trong TTDS

Người đại diện của đương sự trong tố tụng

Cán bộ, công chức trong các cơ quan Thanh tra, Thi hành án, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật  

Cán bộ, công chức trong các cơ quan Thanh tra, Thi hành án vẫn được làm người đại diện.

Thời hiệu khởi kiện

Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hành chính nếu thời hiệu khởi kiện đã hết

Tòa án chỉ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do hết thời hiệu khởi kiện khi đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết.

Thời hạn xem xét đơn khởi kiện của thẩm phán

3 ngày làm việc

5 ngày làm việc

Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm

10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án  về nộp tiền tạm ứng án phí.

Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa

Đại diện Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm

Đại diện Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong một số trường hợp mà pháp luật có quy định

Thủ tục tố tụng hình sự 

Khởi tố vụ án hình sự

Cơ quan thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

Hoạt động này do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử hoặc đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm hoặc các cơ quan khác thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều tra vụ án hình sự

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.

Khi đủ chứng cứ xác định tội phạm và người phạm tội thì Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Sau khi nhận hồ sơ ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

  • Quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án có thẩm quyền bằng bản cáo trạng;
  • Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
  • Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án.

Xét xử sơ thẩm

Phiên tòa hình sự sơ thẩm bao các giai đoạn: 

Giai đoạn bắt đầu phiên tòa: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa làm các thủ tục cần thiết trước khi xét hỏi như: kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng, giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng,…

Giai đoạn xét hỏi:

Trước khi bắt đầu xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng, sau đó Hội đồng xét xử tiến hành xét hỏi làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, trực tiếp xem xét vật chứng, tài liệu tại phiên tòa. 

Giai đoạn tranh luận:

Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, sau đó người bào chữa (nếu có), bị cáo trình bày lời bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. 

Kiểm sát viên phải tham gia đối đáp về những vấn đề còn mâu thuẫn giữa lời luận tội, quan điểm xử lý vụ án của KSV với lời trình bày của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. 

Trong trường hợp qua tranh luận mà phát hiện thêm những vấn đề chưa được làm rõ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi. Sau khi xét hỏi xong sẽ tiếp tục phần tranh luận. Kết thúc phần tranh luận bị cáo được trình bày “lời nói sau cùng”.

Giai đoạn nghị án và tuyên án:

Hội đồng xét xử lần lượt thảo luận và biểu quyết từng vấn đề của vụ án.

Bản án, các quyết định của HĐXX phải được đa số thành viên của Hội đồng xét xử biểu quyết thông qua, người có ý kiến thiểu số được bảo lưu ý kiến trong hồ sơ.

Việc nghị án phải được lập thành biên bản; bản án, các quyết định của HĐXX và biên bản nghị án phải được thông qua tại phòng nghị án.

Sau khi nghị án xong, Thư ký Tòa án yêu cầu các bị cáo và người tham gia tố tụng vào phòng xử án, sau đó Chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử đọc bản án.

Xét xử phúc thẩm

Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại vụ án hoặc quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Thi hành án hình sự:

Thực hiện bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Giai đoạn tố tụng đặc biệt:

  • Giám đốc thẩm: Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án.
  • Tái thẩm: Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.

Trên đây là thủ tục tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và tố tụng hình sự. Hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích.

Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ: 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin mới cập nhậtTin mới cập nhật

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

Nhà đất là một trong những tài sản giá trị lớn, là nơi an cư lâu dài và cũng là một khoản “đầu tư” quan trọng đối với mỗi người. Việc hiểu biết những kiến thức cơ bản khi mua bán nhà đất là một trong ...

Phí công chứng mới cập nhật 2024, [tổng hợp các loại phí hợp đồng, giao dịch]

Phí công chứng mới cập nhật 2024, [tổng hợp các loại phí hợp đồng, giao dịch]

Hiện nay, phí công chứng được áp dụng chung đối với phòng công chứng và văn phòng công chứng. Vậy, công chứng hết bao nhiêu tiền? Biểu phí công chứng mới nhất năm 2023. Trách nhiệm nộp phí công chứng của cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng? Bài viết dưới đây, sẽ trả lời tất cả các câu hỏi thắc mắc trên của các bạn.