Hợp đồng công chứng mua bán nhà đất có thời hạn bao lâu?

29/06/2021

Dưới đây là thông tin về thời hạn cũng như lưu ý về hợp đồng công chứng mua bán nhà đất.


Hợp đồng công chứng mua bán nhà đất là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 nêu rõ:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Từ khái niệm trên, có thể hiểu, hợp đồng công chứng mua bán nhà đất là văn bản công chứng, chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng mua bán nhà đất theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng công chứng mua bán nhà đất là văn bản công chứng, chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng mua bán nhà. 

>>> Xem thêm: Tìm cộng tác viên thu nhập hấp dẫn tại Hà Nội


Thời hạn của hợp đồng công chứng mua bán nhà đất

Thời hạn của hợp đồng công chứng mua bán nhà đất bao gồm thời gian mà văn bản công chứng ấy có hiệu lực và giá trị pháp lý của hợp đồng.

Giá trị pháp lý của hợp đồng công chứng mua bán nhà đất

Điều 5, Luật công chứng năm 2014 đã quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:

1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Hợp đồng công chứng mua bán nhà đất có giá trị trong bao lâu?

Hợp đồng mua bán nhà đất được công chứng sẽ có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu, trừ trường hợp hợp đồng công chứng bị vô hiệu. Hợp đồng chỉ hết hiệu lực khi hai bên thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng đã công chứng hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng.

Lưu ý, theo quy định của Luật Đất đai 2013, trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch mua bán nhà đất, các bên liên quan phải có nghĩa vụ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ. Nếu quá thời hạn nêu trên, dù hợp đồng mua bán nhà đất công chứng vẫn còn giá trị, nhưng người sử dụng đất sẽ bị phạt do vi phạm nghĩa vụ chậm sang tên sổ đỏ.

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Nguồn: Lao Động

Tin liên quanTin liên quan

Tin mới cập nhậtTin mới cập nhật

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

MUA BÁN NHÀ ĐẤT

Nhà đất là một trong những tài sản giá trị lớn, là nơi an cư lâu dài và cũng là một khoản “đầu tư” quan trọng đối với mỗi người. Việc hiểu biết những kiến thức cơ bản khi mua bán nhà đất là một trong ...

Dịch thuật công chứng lấy ngay (đảm bảo chất lượng hoàn hảo)

Dịch thuật công chứng lấy ngay (đảm bảo chất lượng hoàn hảo)

Hiện nay, với sự hội nhập sâu rộng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội…đã thúc đẩy nhu cầu Dịch thuật công chứng lên mức phổ biến và cần thiết. Dịch thuật công chứng không đơn thuần là việc chuyển thể ngôn ngữ mà còn đòi hỏi độ chính xác đến mức hoàn hảo và có nguồn gốc dịch rõ ràng, đáng tin cậy