Các loại bằng cấp và ý nghĩa của bằng cấp trong xã hội hiện nay

03/10/2022

Trước đây, bằng cấp được xem như thước đo của sự thành công trên con đường học vấn, là mục tiêu mà người học luôn phấn đấu để đạt được. Vậy còn trong xã hội hiện nay, bằng cấp liệu có còn thực sự quan trọng? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin cần biết về các loại bằng cấp, cũng như phân tích vai trò, ý nghĩa thực sự của bằng cấp. 

>>> Xem thêm: Học bổng là gì?

Bằng cấp là gì? 

Bằng cấp là văn bằng được trao cho người đã hoàn tất khóa học. Đây được xem như một loại giấy chứng nhận trình độ học vấn hoặc năng lực hành nghề của người sở hữu nó.

Khung trình độ quốc gia Việt Nam với cấu trúc gồm 8 bậc trình độ: Bậc 1- Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II; Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.

Khi đáp ứng được chuẩn đầu ra, người học sẽ được cấp chứng chỉ hay bằng cấp tương ứng với bậc trình độ. 

Chuẩn đầu ra bao gồm:

  • Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết;
  • Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
  • Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Ý nghĩa của bằng cấp

Trước hết, bằng cấp là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu của người học. Việc đạt được bằng cấp sẽ phản ánh một phần nào đó sự nỗ lực, cố gắng của mỗi cá nhân. Khi người học đạt tới trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thì có khẳng định được niềm say mê với công việc nghiên cứu, sự nghiêm túc theo đuổi ngành nghề chuyên môn. 

Trong công việc, bằng cấp của ứng viên là một trong những tiêu chí được các nhà tuyển dụng quan tâm. Trừ những việc làm phổ thông không cần bằng cấp thì đa phần các công việc đều yêu cầu ứng viên phải có trình độ học vấn nhất định. Càng những công việc chuyên môn cao thì lại càng cần phải có bằng cấp để xác nhận. Chẳng hạn, bạn muốn trở thành giảng viên đại học, thì bắt buộc phải có bằng thạc sĩ trở lên. 

Thêm vào đó, khi sở hữu bằng cấp cao kết hợp với kinh nghiệm dày dặn, cơ hội việc làm của bạn sẽ rộng mở hơn bao giờ hết. 

Ngày nay, nhiều người cho rằng bằng cấp không còn quá quan trọng. Họ nhìn vào một vài cá nhân xuất chúng như Bill Gates hay Mark Zuckerberg - những người bỏ ngang đại học - và cho rằng bằng cấp không nói lên điều gì. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp thiểu số. Hãy nhớ rằng, họ sở hữu năng lực mà Đại học Harvard cũng không thể giữ chân. 

Tựu chung lại, bằng cấp giờ đây không còn là tấm vé thông hành giúp bạn chắc chắn có được công việc mong muốn. Bởi trong một xã hội luôn cạnh tranh và vận động, bạn cần nhiều hơn một tấm bằng để đạt được thành công. Tuy nhiên, vai trò của bằng cấp là không thể phủ nhận. Nếu như có cơ hội học tập lên cao, hãy nắm bắt! Đồng thời không ngừng trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất,... Khi ấy, bạn sẽ có thể tự tin làm bất cứ công việc nào.

Các loại bằng cấp

Chứng chỉ sơ cấp

Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3 được cấp chứng chỉ sơ cấp tương đương với bậc học. 

Bằng trung cấp

Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra Bậc 4 được cấp bằng trung cấp.

Bằng cao đẳng 

Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 5 được cấp bằng cao đẳng.

Bậc 5 xác nhận trình độ đào tạo của người học:

  • Có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết rộng về một ngành, nghề đào tạo;
  • Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin;
  • Có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định.

Bằng đại học

Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 6 được cấp bằng đại học.

Bậc 6 xác nhận trình độ đào tạo của người học:

  • Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo;
  • Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật;
  • Có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; 
  • Kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; 
  • Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

Bằng thạc sĩ

Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 7 được cấp bằng thạc sĩ.

Bậc 7 Xác nhận trình độ đào tạo của người học:

  • Có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng ở mức độ làm chủ kiến thức trong phạm vi của ngành đào tạo; 
  • Có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; 
  • Kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ phù hợp trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp; 
  • Kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong các lĩnh vực chuyên môn, có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi; 
  • Có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.

Bằng tiến sĩ

Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 8 được cấp bằng tiến sĩ.

Bậc 8 xác nhận trình độ đào tạo của người học

  • Có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo; 
  • Có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo;
  • Có kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới; 
  • Có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; 
  • Thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia.

Hy vọng bạn đọc đã có được thông tin hữu ích về các loại bằng cấp cũng như hiểu được ý nghĩa thực sự của bằng cấp trong công việc và cuộc sống. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Công chứng mở cả ngày thứ 7 và chủ nhật

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Tin liên quanTin liên quan

Tin mới cập nhậtTin mới cập nhật

Vì sao phải công chứng? Văn phòng công chứng tại Hà Nội uy tín?

Vì sao phải công chứng? Văn phòng công chứng tại Hà Nội uy tín?

Nhu cầu sư dụng dịch vụ công chứng cũng như như tìm kiếm các văng phòng công chứng tại Hà Nội ngày càng tăng cao được thể hiện rõ khi riêng thành phố Hà Nội đã có tới hơn 100 văn phòng công chứng hành nghề. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho mọi người dân trong khu vực này. Vậy đâu là văn phòng công chứng tại Hà Nội uy tín, đảm bảo chất lượng?