Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản

Hợp đồng thế chấp tài sản là gì? Hình thức, đối tượng, nội dung của hợp đồng, cách xử lý tài sản và chấm dứt hợp đồng thế chấp theo quy định của pháp luật không phải ai cũng biết.

Thế chấp tài sản là dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính và đề phòng rủi ro đối với bên nhận thế chấp. Bên thế chấp và bên nhận thế chấp sẽ cùng nhau làm một hợp đồng thế chấp tại văn phòng công chứng để đảm bảo cho khoản vay. Để bạn đọc đỡ mất thời gian tìm hiểu, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ chia sẻ ngay trong bài viết này về Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?.

1. Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản, theo đó, bên có nghĩa vụ (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền (bên nhận thế chấp).

Căn cứ Điều 292, khoản 2 - Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp.

Trong mối quan hệ thế chấp về tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình được gọi là bên thế chấp. Bên có quyền được gọi là bên nhận thế chấp. Chủ thể của bên thế chấp tài sản phải có đủ điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch dân sự.

2. Hình thức, đối tượng, nội dung hợp đồng thế chấp tài sản như thế nào?

2.1. Hình thức hợp đồng thế chấp tài sản là bất động sản

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận của các bên và được lập thành văn bản. Thế chấp quyền sử dụng đất phải làm thủ tục và đăng ký tại Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Bên thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.

Hợp đồng thế chấp về quyền sử dụng đất được lập thành 04 bản chính và phải có xác nhận của  văn phòng công chứng (phòng công chứng nhà nước, văn phòng công chứng tư nhân) hoặc phải có chứng thực của ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố.

2.2. Đối tượng của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Đối tượng của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

2.3. Nội dung của hợp đồng thế chấp

+ Họ tên, địa chỉ của các bên hoặc của người đại diện hộ gia đình của các bên;

+ Số hợp đồng, ngày tháng năm của hợp đồng vay vốn;

+ Địa chỉ thửa đất dùng làm thế chấp;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất và những giấy tờ liên quan;

+ Nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay;

+ Thời hạn của hợp đồng thế chấp;

+ Phương thức xử lý tài sản thế chấp khi không có khả năng chi trả hoặc đến thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ của mình;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng;

+ Phạt vi phạm của các bên khi thực hiện hợp đồng.

+ Thỏa thuận khác của các bên nếu có (phụ lục hợp đồng).

Lưu ý: Đính kèm hợp đồng là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của bên thế chấp và hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thế chấp bất động sản

3.1. Nghĩa vụ của bên thế chấp quyền sử dụng đất

Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau:

a. Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp;

b. Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp, xóa đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt

c. Sử dụng đất đúng mục đích, không làm hủy hoại,làm giảm giá trị của đất đã thế chấp;

d. Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thỏa thuận trong hợp đồng.

3.2. Quyền của bên thế chấp quyền  sử dụng đất

Bên thế chấp quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

a. Được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.

b. Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sửu dụng đất theo phương thức đã thỏa thuận;

c. Hưởng lợi tức thu được trên thửa đất (trừ trường hợp lợi tức cũng thuộc vào tài sản thế chấp).

d. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý;

e. Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.

3.3. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất

Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

a. Cùng với bên thế chấp đăng ký việc thế chấp;

b. Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo bằng thế chấp.

3.4. Quyền của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất

Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

Kiểm tra nhắc nhở bên thế chấp quyền sử dụng đất bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích.

Trên đây là vài viết của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ, chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc sẽ có đủ tài liệu để tham khảo khi có nhu cầu vay vốn bằng tài sản thế chấp quyền sử dụng đất.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: Số 165 phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Hotline : 0966.22.7979 - 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

 

 

 

Nội dung liên quanNội dung liên quan

Danh mục công chứng khácDanh mục công chứng